Bảo tồn Cá sú mì

Một chú cá Sú mì đang bơi lội ở Great Barrier Reef

Loài này được liệt kê là Nguy cấp trong danh sách Đỏ và phụ Lục II của CITES.[16]. Tại Việt Nam cũng đã nằm trong danh mục Các loài thủy sinh quý hiếm cần bảo tồn cấp độ "Có nguy cơ tuyệt chủng rất lớn - EN [17]. Số lượng Cá sú mì đã suy giảm do một số mối đe dọa, bao gồm:

  1. Khai thác làm thực phẩm với cường độ cao ở khu vực lõi Đông Nam Á
  2. Sử dụng chất độc và mìn để đánh cá.
  3. Mất môi trường và suy thoái
  4. Sử dụng làm thực phẩm cho địa phương và khách du lịch
  5. Xuất khẩu cá con làm cảnh.
  6. Thiếu phối hợp giữa các quốc gia và quản lý khu vực
  7. Không đủ kiến thức về sinh học loài
  8. Bất hợp pháp, không được kiểm soát, và không được báo cáo các hoạt động đánh bắt

Như trên, một trong những nguyên nhân suy giảm số lượng là khai thác thiếu bền vững phục vụ cho buôn bán thực phẩm sống. Sabah (nằm trên Đảo Borneo) là một nguồn chính cung cấp cá sú mì. Ngành công nghiệp đánh cá đặc biệt quan trọng tại đây, bởi vì tỷ lệ đói nghèo cao. Việc xuất khẩu của cá này ra khỏi Sabah đã dẫn đến sự suy giảm khoảng 99% số lượng tại đây. Trong nỗ lực bảo vệ loài này đã có một lệnh cấm xuất khẩu ra ngoài. Tuy nhiên, điều này không ngăn chặn tình trạng bất hợp pháp, không được báo cáo. Việc bảo vệ bởi tổ chức CITES được tiến hành ở khu vực này, bởi Bộ thủy sản của Malaysia, Sabah nơi cấp giấy phép để điều chỉnh các hoạt động đánh cá.[3]

Cá sú mì được coi là một loài bảo trợ. Điều này có nghĩa là có nhiều loài khác mà sinh cùng với loài này có nhiều phạm vi nhỏ hơn. Sự bảo tồn của môi trường sống của một loài bảo trợ như Cá sú mì sẽ không chỉ có lợi cho loài này mà còn cho tất cả các loài khác cùng khu vực sống. Các khái niệm của một loài bảo trợ có thể dẫn đến một sự hiểu biết của việc bảo vệ các loài bị đe dọa.[18]

Loài này có lịch sử bị đánh bắt thương mại ở miền bắc nước Úc, nhưng đã được bảo vệ ở Queensland từ năm 2003 và Tây Úc từ năm 1998.

Ở Tỉnh Quảng Đông, miền nam lục địa Trung quốc, giấy phép được yêu cầu trong việc mua bán của loài này; Indonesia cho phép đánh bắt chỉ để nghiên cứu, nuôi trồng, và cấp giấy phép đánh bắt thủ công; Maldives lập lệnh cấm xuất khẩu năm 1995. Papua New Guinea cấm xuất khẩu của cá có chiều dài hơn 2 ft (65 cm) tổng chiều dài, và Niue đã cấm tất cả các loại hình đánh bắt cho loài này.

Tại Đài Loan,người đánh cá có thể bị tù và phạt tiền rất nặng [19].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Cá sú mì http://www.int-res.com/abstracts/esr/v27/n3/p251-2... http://www.int-res.com/abstracts/meps/v332/p189-19... http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S... http://download.springer.com/static/pdf/551/art%25... http://download.springer.com/static/pdf/599/art%25... http://link.springer.com/article/10.1007/s10641-00... //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2580748 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/18988740 http://www.wwf.org.hk/eng/conservation/spe_cons/na... http://www.humpheadwrasse.info/page/state.html